- Giáo dục

Học sinh, sinh viên không mấy “mặn mà” với khối C

Học sinh, sinh viên ngày càng  không mấy “mặn mà” với khối ngành xã hội. Đó là vấn đề mà nhà nước, ngành giáo dục nói riêng cần lên tiếng cảnh báo!

Ngày nay, cha mẹ thường định hướng ngành nghề, trường học cho con ngay từ rất sớm. Hầu hết, cha mẹ đều khuyên con cái chọn ngành học về kinh tế liên quan đến khối A, B, D để dễ xin việc, tiêu biểu như ngành: kế toán, ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, xây dựng,…

Sinh viên không mấy mặn mà với khối C

Lý do khiến nhiều người không ưa khối C

Đáng buồn, cha mẹ không khuyến khích con cái học và thi khối C vì sợ hai chữ “thất nghiệp”. Cũng hể hiểu thôi! Bởi suy cho cùng, học gì, làm gì cũng chỉ để kiếm ra tiền nuôi sống bản thân, gia đình, xã hội. Trong khi, suy nghĩ chủ quan của họ là khối C thường ít ngành và rất khó để xin được việc làm ổn định.

Không biết có phải do xuất phát từ gia đình hay do chính bản thân học sinh, kể cả sinh viên đều ghét học những môn xã hội. Không ít bạn trượt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc chỉ vì thiếu điểm môn lịch sử, địa lý, thậm chí là môn văn – môn bắt buộc trong mọi kỳ thi. Không ít sinh viên phải thi lại, học lại chỉ vì phải học những môn toàn chữ như: Triết học Mác Lê Nin, Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, Đường lối cách mạng đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học,…

Nhiều sinh viên cho rằng, không phải vì không ưa mà vì không học được. Cứ thấy cái gì liên quan đến chữ nghĩa một tý là buồn ngủ, chẳng muốn học hành gì. Học thuộc lòng là điều khó khăn nhất với họ. Họ cho rằng, làm sao để nhớ được từng con số, sự kiện trong lịch sử, làm sao để viết những bài văn giàu cảm xúc,…

Cũng không ít người coi thường khối ngành học xã hội. Họ cho rằng, văn chương là những thứ gì phù phiếm, xa rời với thực tế. Người học chuyên khối C thường kém thông minh. Họ nghĩ vậy trong khi chưa hiểu tý gì về văn chương. Há chẳng phải các nhà văn, nhà thơ đều dựa trên hiện thực để viết nên những câu chuyện phản ánh thực tế xã hội hay sao? Những người nghệ sỹ chỉ hơn bạn ở tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mà thôi!

Ai bảo những người học khối C lấy “cần cù bù thông minh”? Nếu không có tư duy làm sao họ có thể viết những bài văn với những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc, người nghe? Nếu không có khả năng phân tích, xâu chuỗi sự kiện, làm sao họ có thể  chứng minh cho cả thế giới biết có sự kiện lịch sử này mà không có sự kiện lịch sử kia; nếu không biết tính toán làm sao họ có thể vẽ được những biểu đồ và so sánh tổng thu nhập của nước này với nước kia, châu lục này với châu lục khác, giai đoạn này với giai đoạn khác,…

Dù học khối gì cũng thế, chỉ thông minh thôi chưa đủ. Bởi thiên tài có đến 99% là mồ hôi và nước mắt chỉ có 1% là thông minh thôi mà.

Cơ hội việc làm của khối C ngày càng rộng mở

lao động khối C ngày càng dễ xin việc

Lao động làm việc ở những ngành khối C thiếu trầm trọng trong khi nhu cầu sử dụng lao động của xã hội ở những ngành này càng được nâng cao. Điều đó mở ra cơ hội cho nhiều sinh viên đã và đang học những ngành này. Phụ huynh cũng cần thay đổi suy nghĩ để định hướng chính xác cho con em tìm trong việc lựa chọn ngành nghề, tất nhiên phải phù hợp với sở thích, nguyện vọng của con trẻ.

Nghẫm lại mới thấy! Bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng cần những người làm truyền thông. Không một công ty nào không có bộ phận marketing. Bởi đó là phương tức tối ưu để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm trong thời đại bùng nổ công nghệ internet.

Những người bán hàng có lượng data ổn định hằng ngày là nhờ đội ngũ PR hùng hậu, chuyên nghiệp, biết cách viết bài câu like, thu hút nhiều người quan tâm đến sản phẩm trên facebook. Thực tế, có nhiều người đặt mua hàng chỉ vì bị mê hoặc bởi lời giới thiệu ấn tượng.

Còn nhớ, có thầy hiệu trưởng một trường đại học nào đó từng khuyên rằng: những người học quản trị kinh doanh, kinh tế cần giỏi văn. Vì sau này họ cần viết nhiều, do đó khả năng văn chương là không thể thiếu. Nếu không, họ phải đi thuê người khác.

Phải khẳng định lại rằng, dễ xin việc hay khó xin việc chưa hẳn do ở khối ngành, mà do sự phân công lao động xã hội, hơn hết là do chính bản thân mỗi người phải nõ lực cố gắng, nhất là tâm lý  không ngại việc. Ngành giáo dục cũng cần chú ý đến điều này để tuyển sinh đúng và đủ chỉ tiêu cho mỗi ngành.

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

About Bich Nguyễn

Read All Posts By Bich Nguyễn