- Tin tức

“Nước đến chân mới nhảy” – tình trạng chung của sinh viên ôn thi

Chúng ta có quá nhiều lý do để chơi nhưng chúng ta cũng có quá nhiều lý do để trì hoãn việc học. Điều đáng nói là tình trạng này không chỉ xảy ra ở một vài trường hợp cá biệt mà là tình trạng chung của sinh viên.

Ai bảo được đi học là sướng? Sinh viên cũng có những nỗi lo sợ chứ, nhất là sợ thi cử. Nhưng lo thì để đó mà chẳng có hành động.

Đầu tháng sau thi, tuần cuối của tháng này học

Tháng sau mới thi mà, tuần sau mới thi mà. Và cuối cùng thì ngày kia mới thi mà, ngày mai học. Ờ! Hay nhỉ? Tại sao không phải là hôm nay mà là ngày mai? Là vì chúng ta quá lười biếng nên đổ lỗi học sớm sẽ quên sớm nên mất công.

Đồng ý là một số môn học thuộc lòng, ta thường ‘học trước quên sau thật’ nhưng tại sao cả những môn tự nhiên ta vẫn ỷ lại vào ngày mai? Đó là chưa kể, đối với các môn xã hội, càng học sớm, càng ôn nhuần nhuyễn thì càng lâu quên. Tại sao không học nhanh, học sớm để những ngày cận kề đỡ vất vả?

Sinh viên ôn thi đừng để nước đến chân mới nhảy

Thêm nữa, vào những ngày cận kề, không chỉ bị áp lực về kiến thức mà còn bị áp lực về tâm lý thi cử, chuẩn bị các thủ tục vào phòng thi,..sẽ khiến việc học bài của các sỹ tử mất tập trung. Chẳng hạn như đang ôn bài thì nghe bạn bè gọi hoặc share thông tin gì mới về kỳ thi năm nay. Thế là lại ngồi “buôn”, học để sau. Cứ như thế cho đến lúc vào phòng mà đầu óc vẫn rỗng tuếch, không một chút kiến thức.

Tất nhiên, vẫn có những bạn “nước đến chân mới nhảy”  mà vẫn kịp. Tuy nhiên, những bạn ấy đã có IQ và trí nhớ cao hơn hẳn những người bình thường. Họ học nhanh, hiểu nhanh, nhớ nhanh và nhớ lâu. Nếu bạn không thuộc trong top đó thì đừng áp dụng theo cách làm dại dột trên nhé!

Sinh viên cần đề cao ý thức tự giác trong học tập

Nghịch lý vì không học vẫn điểm cao

Nước đến chân mới nhảy” đã đáng chú ý rồi huống gì có những thí sinh không học mà vẫn điểm cao. Điểm cao này có thể là do có “quan hệ” với người chấm bài, có thể là do học tủ, hiếm hoi lắm mới có người giỏi thực sự không cần học.

Ngoài ra, có những thí sinh điểm cao là vì có phao. Điều này gây bất bình cho nhiều sinh viên ngồi cùng phòng thi hay học cùng lớp. Dù họ không nói ra nhưng trong lòng không thể tránh khỏi những ấm ức. Họ không thể nào ngồi yên nhìn các bạn lười biếng đạt điểm cao vút như vậy được. Sự rạn nứt trong tình bạn có khi chỉ vì lý do nhỏ nhặt này.

Nam, sinh viên học Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ: rõ ràng mình cày ngày cày đêm, cày trước vụ vậy mà vẫn không bằng đứa bên cạnh suốt ngày lêu lổng. Nó chép phao từ đầu đến cuối mà không hề bị giám thị phát hiện.

Thiết nghĩ chúng ta đang đẩy mạnh phát triển chất lượng của cả ngành giáo dục thì chúng ta phải nghiêm khắc cả việc dạy học cũng như thi cử. Bản thân mỗi sinh viên phải tự ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và tuyệt đối không có hành vi gian lận trong thi cử. Hãy nhớ rằng gian lận với bài thi để đổi lấy điểm cao là chính gian lận với bản thân mình. Còn về phía nhà trường, cần kỷ luật nghiêm minh những giám thị coi thi lỏng lẻo đồng thời đề ra những giải pháp, phương pháp giúp sinh viên có hào hứng học tập, luôn tạo động lực để họ phát huy tinh thần tự giác trong học tập.

 

5/5 - (2 bình chọn)

About Bich Nguyễn

Read All Posts By Bich Nguyễn