- Tin tức

Giải đáp thắc mắc: Máy tính ra đời năm nào? Ai là người phát minh ra máy tính?

Ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi nhắc tới máy tính, laptop không ai là không biết đến. Sau hàng thế kỷ hình thành và phát triển, nó phát triển thành muôn hình vạn trạng. Những chiếc smartphone, laptop, PC,… ngày nay đều là biến thể của máy tính. Vậy máy tính ra đời năm nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Máy tính ra đời vào năm nào?

Các nhà khoa học biết rằng họ đã tạo ra một thứ có thể làm thay đổi lịch sử, nhưng họ đã không biết làm thế nào để truyền đạt bước đột phá của mình tới công chúng. Bởi vậy, họ đã sơn các con số lên một vài bóng đèn và bắt “những mặt cầu mờ” hiển thị kết quả lên các bảng điều khiển của ENIAC. Từ đó về sau, trong tâm trí của mọi người, máy tính đã gắn chặt với những chiếc bóng đèn nhấp nháy, hào nhoáng.

Chiếc máy tính đầu tiên ra đời năm nào?
Chiếc máy tính đầu tiên ra đời năm nào?

Bài viết liên quan: trình duyệt nhẹ nhất

Sự quảng cáo nho nhỏ này sau đó đã chứng tỏ rằng nó hoàn toàn phù hợp với tầm quan trọng của ENIAC. Trong tuần này, tại Trường Điện tử và Cơ khí Moore thuộc Trường ĐH Pennsylvania, người ta sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của chiếc máy tính này.

Rất nhiều nhà sử học thừa nhận rằng đã có những chiếc máy tính khác còn ra đời sớm hơn ENIAC nhiều, thí dụ như chiếc Z3 ở Đức, chiếc Colossus ở Anh, hay chiếc Atanasoff-Berry Computer tại bang Iowa (Mỹ). Nhưng ENIAC đã làm được một việc quan trọng hơn nhiều: nó kích thích trí tưởng tượng của các nhà khoa học và giới công nghiệp.

Chiếc máy tính đầu tiên được thiết kế vào những năm 1930 bởi giáo sư John Atanasoff tại đại học Iowa, Mỹ. Khi đó, John đã phác thảo về một thiết bị hình hộp sử dụng điện, có thể giải quyết các biểu thức qua các phép toán nhị phân.

Với sự giúp đỡ của các cộng sự, ông đã đưa sáng chế đầu tiên ra mắt công chúng vào tháng 10 năm 1939. Dù chiếc máy tính này đã hoạt động, nhưng vào năm 1941 do tình hình chiến tranh nên John đã phải bỏ dở để tham gia các dự án quốc phòng cấp bách hơn.

Chiếc máy tính đầu tiên ra đời

Nhu cầu chiến tranh thế giới 2 đã tạo ra thúc đẩy lớn cho sự phát triển máy tính. Năm 1943, nước Anh tạo ra chiếc máy tính Colossus. Máy tính này chuyên giải mã các tín hiệu của quân Đức, dự đoán đường bay của tên lửa,… nhưng không được công bố rộng rãi.

Hình ảnh chiếc máy tính đầu tiên được ra đời
Hình ảnh chiếc máy tính đầu tiên được ra đời

Tìm hiểu thêm: phần mềm tải video cho android tốt nhất

Cho tới 1946, chiếc máy tính khổng lồ ENIAC được trình làng. Năm 1950, cỗ máy đã có thể dự đoán thời tiết bằng kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. ENIAC có 20000 ống chân không, 70000 cái điện trở và 500.000 nối hàn bằng kim loại. Máy tính này đồ sộ đến mức nó tiêu thụ 140 kW điện, đủ để làm bừng sáng một khu vực của Philadelphia. ENIAC chiếm diện tích mặt sàn lên đến 160 mét vuông. 

ENIAC đóng vai trò lớn cho sự phát triển máy tính sau này. Nó đã phục vụ cho chương trình đổ bộ lên mặt trăng của NASA và chương trình Apolo.

Năm 1951, chiếc máy tính được cải tiến UNIVAC được ra mắt. Năm 1952, nó nổi tiếng khắp nước Mỹ khi cho kết quả dự đoán chính xác Eisenhower thắng trong cuộc bầu cử.

Thời kỳ kỉ nguyên IBM

Những năm 1970, khi công nghệ phát triển và giá cả máy tính giảm xuống, máy tính bắt đầu phổ biết và trở nên thông dụng tại Mỹ. Những chiếc máy tính phổ biến thời đó có thể kể đến như: Commodore PET, Atari 400, Apple II.

Cuối năm 1980, IBM quyết định tham gia vào thị trường máy tính  cá nhân giá rẻ. Năm 1981, họ cho ra mắt sản phẩm đầu tiên. Lúc đó, chiếc máy tính nặng 9.5kg, giá bán 1565 USD. Máy tính đời đầu có khả năng kết nối với tivi, chơi game và gõ văn bản.

Sự phát triển của IBM đã tạo tiền đề cho chip Intel hay hệ điều hành của Microsoft phát triển mạnh. Kể từ đó, nhiều phần mềm bắt đầu ra đời để phục vụ cho máy tính cá nhân.

Trên đây là bài viết sơ lược về máy tính ra đời năm nào đã được chúng tôi tóm tắt. Mong những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thấy hay thì bạn có thể chia sẻ hoặc kể cho bạn bè cùng nghe nhé!

Rate this post

About Bich Nguyễn

Read All Posts By Bich Nguyễn